Header Ads Widget

Nâng cao sức đề kháng bằng dinh dưỡng

 

Trong suốt chiều dài văn minh nhân loại, lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều những đại dịch khủng khiếp, lây nhiễm qua nhiều châu lục, giết chết hàng trăm triệu người, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng tỷ người. Trong 20 năm đầu của thế kỷ 21, con người lần lượt đối mặt với 2 đại dịch lớn là H1N1 và Covid-19. Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, cúm H1N1 đã khiến khoảng 284.000 người tử vong và số ca nhiễm bệnh lên tới 1,6 triệu người. Tính đến ngày 7/5/2020, toàn thế giới đã có hơn 3,7 triệu ca nhiễm với hơn 263.000 ca tử vong do Covid 19, 211 quốc gia/vùng lãnh thổ xác nhận có dịch.

Bài viết trình bày những chia sẻ của PGS, TS, BS Phạm Thành Nam bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp cùng những tác động tiêu cực từ môi trường sống (ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước,…), sức khỏe của mỗi người đều đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh là yếu tố tiên quyết không chỉ cho trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là những người cao tuổi, người mắc bệnh lý mạn tính…

(Xem thêm: địa chỉ niềng răng uy tín tại vinh)

“Nâng cao miễn dịch là một trong những biện pháp quan trọng trong việc phòng, chống dịch Covid-19 cũng như các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không chỉ với trẻ em mà còn cho cả người lớn. Chế độ ăn uống đầy đủ năng lượng và những vi chất thiết yếu như kẽm, selen, vitamin… có thể giúp nâng cao tổng trạng, tăng sức đề kháng – miễn dịch cho cơ thể”

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Nếu có sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ khỏe mạnh và giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh, hoặc nếu không may mắc bệnh, người bệnh cũng sẽ nhanh hồi phục hơn.

Sức đề kháng của con người được chia thành 2 loại:

Sức đề kháng tự nhiên: Sức đề kháng tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Đây là sức đề kháng bẩm sinh của con người, được hình thành ngay trong quá trình bào thai, truyền từ cơ thể mẹ sang cơ cơ thể trẻ.

Sức đề kháng đặc hiệu: Loại sức đề kháng này hình thành, không ngừng phát triển và hoàn thiện trong suốt vòng đời của 1 người, là phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tiêu diệt mầm bệnh, giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

So với trẻ nhỏ, người lớn có sức đề kháng mạnh hơn và có thể tránh được nhiều loại bệnh tật hơn. Tuy nhiên khi sức đề kháng suy yếu đi, nhiều người sẽ xuất hiện các dấu hiệu thay đổi bất thường dưới đây:

Thường xuyên mắc các bệnh như cảm cúm, cảm sốt, ho, sổ mũi, viêm họng

Tinh thần sa sút: dễ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, đầu óc không minh mẫn, khó tập trung, trí nhớ kém,… không có hứng thú trong công việc và cuộc sống.

Gặp các vấn đề về tiêu hóa: nôn mửa, đầy bụng, tiêu hóa kém, tiêu chảy, kém hấp thu… dễ dẫn đến sụt cân.

Vết thương lâu lành: người có sức đề kháng yếu khi bị chảy máu sẽ cầm máu chậm hơn, lâu lành hơn và vết thương sẽ dễ bị nhiễm trùng.

Nguyên nhân khiến sức đề kháng suy giảm

Là một chuyên gia uy tín trong lĩnh vực dinh dưỡng, Bác sĩ Nam chia sẻ: "Có nhiều nguyên nhân khiến sức đề kháng của người lớn suy giảm, trong đó có những nguyên nhân chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được:

Ô nhiễm môi trường: Sức khỏe con người bị tác động rất nhiều bởi môi trường sống. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước… tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, vi rút sinh sôi và phát triển. Khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm trong thời gian dài, hệ miễn dịch rất dễ suy yếu khiến sức đề kháng giảm sút đáng kể.

Áp lực công việc, stress thường xuyên: Công việc bận rộn và áp lực, tinh thần căng thẳng thường xuyên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Khi rơi vào trạng thái stress kéo dài, nồng độ testosterone và estrogen giảm gây mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể cũng sẽ yếu đi.

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi không hợp lý: Nhịp sống công nghiệp bận rộn khiến nhiều người lựa chọn thức ăn nhanh thay cho các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng. Việc ăn nhiều thực phẩm đóng gói, thức ăn nhanh như khoai tây chiên, snack, đồ chiên rán… chứa nhiều calori, cholesterol, đường và muối… khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng và chất xơ trầm trọng. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài không chỉ khiến cơ thể suy dinh dưỡng mà sức đề kháng – miễn dịch cũng suy yếu và cơ thể dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó, thói quen thức khuya, không ngủ đủ giấc sẽ gây thiếu hụt melatonin (hormone được tổng hợp trong giấc ngủ) từ đó làm suy giảm sức đề kháng cũng như khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể."

Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho người lớn?

Có rất nhiều cách để cải thiện sức đề kháng như nghỉ ngơi, luyện tập, trong đó chế độ dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò then chốt.

(Dụng cụ võ thuật: https://vuavothuat.vn/)

Dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn trong phòng và điều trị các loại bệnh, đây là giải pháp nâng cao sức đề kháng của cơ thể giúp cơ thể kích hoạt cơ chế tự miễn dịch với bệnh tật. Chúng ta không chỉ ăn đủ chất mà phải ăn hợp lý và cân đối các nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đặc biệt, những người có bệnh lý nền, người già, người thường xuyên chịu áp lực công việc… càng phải chú trọng chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cơ thể